CÁCH LẬP HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CÓ SAI SÓT

CÁCH LẬP HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CÓ SAI SÓT

Cách lập hóa đơn điện tử có sai sót

CÁCH LẬP HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CÓ SAI SÓT

Căn cứ theo điều 19 của nghị định 123/2020/ND-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính Phủ và công văn số 1647/TCT-CS ngày 10 tháng 05 năm 2023 của Tổng Cục Thuế.

1. Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT về việc hủy hóa đơn điện tử và lập hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua.

2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua:

a. Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với Cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT.

b. Trường hợp có sai mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng; sai về đơn vị tính, số lượng, đơn giá thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

- Người bán lập hóa đơn điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

  • Hóa đơn điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ "Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số ... ký hiệu ... số ... ngày ... tháng ... năm".
  • Người bán thực hiện điều chỉnh giảm (ghi "-") toàn bộ nội dung bị sai và điều chỉnh tăng (ghi "+") tương ứng nội dung đúng.

- Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót.

  • Hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ " Thay thế cho hóa đơn Mẫu số ... ký hiệu ... số ... ngày ... tháng ... năm".

Trường hợp doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử bị sai sót và người bán hàng xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán thực hiện theo hình thức đã áp dụng xử lý sai sót lần đầu.

- Doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử bị sai (gọi là hóa đơn F0), sau đó doanh nghiệp lập hóa đơn điều chỉnh (gọi là hóa đơn F1 điều chỉnh cho hóa đơn F0) và phát hiện hóa đơn F1 vẫn bị sai, doanh nghiệp tiếp tục lập hóa đơn F2 điều chỉnh cho hóa đơn F1.

- Doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử bị sai (gọi là hóa đơn F0), sau đó doanh nghiệp lập hóa đơn thay thế (gọi là hóa đơn F1 thay thế cho hóa đơn F0) và phát hiện hóa đơn F1 vẫn bị sai, doanh nghiệp lập tiếp tục hóa đơn F2 thay thế cho hóa đơn F1.

c. Đối với ngành hàng không thì hóa đơn đổi, hoàn chứng từ vận chuyển hàng không được coi là hóa đơn điều chỉnh mà không cần có thông tin "Điều chỉnh tăng/giảm cho hóa đơn Mẫu số ... ký hiệu ... ngày ... tháng ... năm".

Tin liên quan

THỜI ĐIỂM XUẤT HÓA ĐƠN, KÊ KHAI DOANH THU HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
THỜI ĐIỂM XUẤT HÓA ĐƠN, KÊ KHAI DOANH THU HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

Thời điểm xuất hóa đơn, kê khai doanh thu hàng hóa xuất khẩu theo công văn 4890/TCT-KK

NGUYÊN TẮC LẬP VÀ THỜI ĐIỂM LẬP HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
NGUYÊN TẮC LẬP VÀ THỜI ĐIỂM LẬP HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Nguyên tắc lập và thời điểm lập hóa đơn điện tử

XUẤT HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI
XUẤT HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI

Xuất hóa đơn đối với hàng bán bị trả lại theo nghị định 123/2020/ND-CP

TRA CỨU DỮ LIỆU HÓA ĐƠN TỪ TỔNG CỤC THUẾ
TRA CỨU DỮ LIỆU HÓA ĐƠN TỪ TỔNG CỤC THUẾ

Tra cứu dữ liệu hóa đơn từ Tổng Cục Thuế

LÃI TIỀN GỬI NGÂN HÀNG CÓ KỲ HẠN CÓ PHẢI XUẤT HÓA ĐƠN GTGT KHÔNG
LÃI TIỀN GỬI NGÂN HÀNG CÓ KỲ HẠN CÓ PHẢI XUẤT HÓA ĐƠN GTGT KHÔNG

LÃI TIỀN GỬI NGÂN HÀNG CÓ KỲ HẠN CÓ PHẢI XUẤT HÓA ĐƠN GTGT KHÔNG